Forum Quản Trị 3D
Chào mừng bạn đến với Forum Quản Trị 3D!!
Nếu đây là lần đến đầu tiên của bạn thì mời bạn vui lòng nhấp vào nút Đăng ký để trở thành Members và cùng nhau tham gia trao đổi, thảo luận cùng mọi người nhé!!
Cám ơn và chúc bạn luôn vui vẻ tại Forum <<!!!>>

BQT Forum Quản Trị 3D
Forum Quản Trị 3D
Chào mừng bạn đến với Forum Quản Trị 3D!!
Nếu đây là lần đến đầu tiên của bạn thì mời bạn vui lòng nhấp vào nút Đăng ký để trở thành Members và cùng nhau tham gia trao đổi, thảo luận cùng mọi người nhé!!
Cám ơn và chúc bạn luôn vui vẻ tại Forum <<!!!>>

BQT Forum Quản Trị 3D
Forum Quản Trị 3D
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Forum Quản Trị 3D

 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Menu
 Diễn Đàn
 Thư viện ảnh lớp
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Top posters
PIN - HEART
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
TRIEUTULONG
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
Harry
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
^^Candy^^
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
Wait 4U
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
for future
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
Oa Điền Khởi Tử
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
PO-HEART
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
nhox_Frenzy
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
Windy.J
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_lcapTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Voting_barTruyền kì: Công Tử Bạc Liêu Vote_rcap 
Latest topics
Liên kết tài trợ





May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 2 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 2 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 36 người, vào ngày Thu Apr 06, 2023 6:37 am
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu

Go down 
Tác giảThông điệp
Harry
Phó chủ tịch HĐQT
Phó chủ tịch HĐQT
Harry


Tổng số bài gửi : 983
Points : 1917
Reputation : 2
Join date : 11/09/2010
Age : 35
Đến từ : Bac Lieu

Game nè pà kon
Game: 1

Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu   Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu Icon_minitimeWed Feb 23, 2011 8:35 pm

Công tử Bạc Liêu Trần Trinh
Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) là một tay chơi nổi tiếng ở
Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Ngày nay, Công tử Bạc Liêu
trở thành một thành ngữ để chỉ những kẻ ăn chơi.

Vốn thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” ra
đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ
chức của vùng đất thuộc địa *. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm
nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có
câu “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch” để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất *. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp * thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp.


Tuy
nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô
hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình.
Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc
Liêu. Thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” có từ lúc ấy.

Về sau,
thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử
nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử
này. Từ đó “Công tử Bạc Liêu” trở thành danh xưng riêng của Ba Huy,
không một ai có thể tranh chấp.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Tên thật Trần Trinh Huy
Sinh 22 tháng 6 năm 1900
Mất 1973
Xuất thân
Trần
Trinh Huy, tên thật là Trần Trinh Quy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1900,
nhưng do cho rằng cái tên “Quy” không sang trọng nên ông đổi lại thành
“Huy”. Ngoài tên Công tử Bạc Liêu, Trần Trinh Huy còn mang nhiều tên
khác như Ba Huy, Hội đồng Ba (cách gọi của tá điền, sự thật thì Ba Huy
không là thành viên trong hội đồng nào), Hắc công tử (do nước da ngăm
đen và để phân biệt với Bạch công tử).


Trần Trinh Huy là con trai
ông Trần Trinh Trạch, tức Hội Đồng Trạch, một người xuất thân là thư ký
làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có
đất ruông nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ
là “Vua lúa gạo *”. Ông Bá hộ chọn rể cho cô con gái thứ Tư trong
trường hợp đặc biệt. Hằng năm ông tới Tòa Bố (tòa Hành chánh) tỉnh đóng
thuế điền địa.

Trong nhiều năm ông chấm viên thư ký điền địa tên Trần
Trinh Trạch là người đứng đắn đàng hoàng. Ông hỏi thăm gia
thế thì biết thầy ký Trạch chưa vợ. Ông mời về nhà chơi, tạo thuận lợi
cho thầy ký Trạch trông thấy cô con gái thứ tư của ông. Nhiều lần tới
lui, hai bên “mến tay mến chân”. Ông Bá hộ thấy hai đứa nhỏ “tình trong
như đã mặt ngoài còn e” liền làm lễ cưới.

Ông cho con gái và rễ một sở
đất để ra riêng. Thầy ký Trạch xin nghỉ làm công chức điền địa để làm
chủ điền. Với trình độ văn hóa tương đối khá, lại có ông già vợ cho
đất, giúp vốn nên không bao lâu thầy kỳ Trạch phất lên. Với huê lợi
hàng năm, ông sắm thêm đất điền. Có điều ông Bá hộ không thích là đất
ông tách bộ cho các con của ông lần lượt chạy về tay chàng rể thứ tư.
Nguyên do là các con ông mê cờ bạc nên đem đất điền cầm cố nơi anh rể.
Cầm cố lâu năm không chuộc kể như mất luôn. Ông Bá hộ chỉ tự an ủi là
“lọt sàng xuống nia”, các sở đất đó không rơi vào người ngoài, thương
con gái thì phải thương rể. Nhờ vậy, Hội Đồng Trạch càng ngày càng giàu
có, đồn điền ruộng lúa có thể được xếp vào hàng bậc nhất miền Nam lúc
bấy giờ.

Có người viết:

Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh
Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu
Trần
Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa,
gần 100.000 ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc
Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có
13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng Trạch, một lô còn lại
của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4 gái, 3
trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh
Huy và Trần Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả.


Con người

Trần
Trinh Huy từng đi du học ở Pháp, sau ba năm về nước không một mảnh
bằng, để lại một người vợ Pháp và một đứa con ở lại Paris. Khi Ba Huy
về nước ông Trạch kéo gia đình lên Sài Gòn đón quí tử. Chiếc xe Ford
đang dùng tốt nhưng ông nói nhân sự kiện đặc biệt này phải sắm thêm một
chiếc xe mới, cho xứng với học hàm, học vị của cậu Ba, cho rạng mặt
Trần gia.


Trần Trinh Huy là người cao lớn, khoảng 1,70 m, lực lưỡng
nhưng không cục mịch, trái lại dáng người rất thanh thoát, sang trọng,
da đen, mày rậm… người đầy sinh lực. Tính tình Huy rất dễ dãi và hào
phóng. Người trong nhà lầm lỗi, Huy cũng ít rầy la. Bà con ở xa lên
thăm, Huy đều cho tiền. Tá điền không thấy Huy đòi nợ ai bao giờ, ai
nghèo quá, năn nỉ Huy còn bớt lúa ruộng. Cho nên tá điền Bàu Sàng ít ai
oán ghét Ba Huy.


Trong các mối quan hệ, Ba Huy là người khoáng đạt,
không dè dặt và mưu toan gì. Thời đó, các cậu công tử lẫn điền chủ điều
chơi với người Pháp thì rất khúm núm, nịnh nọt, gọi là “chơi thế”.
Riêng Ba Huy thì cứ “toa toa” “moa moa” sòng phẳng, ngang hàng. Nếu như
trong mắt giới giang hồ tứ chiếng, Ba Huy là một người ngon nhất Nam
bộ, thì trong mắt người Pháp, Huy được nể trọng vì có vợ đầm và mướn
người Pháp làm công cho mình. Tánh của Ba Huy vị tha và coi tiền như
rơm rác. Bút tích của Huy cho thấy tuy nét chữ bay bướm nhưng lại rất
xấu, chứng tỏ đó là một con người thông minh, từng trải nhưng đường học
vấn không đến nơi đến chốn.


Ba Huy cũng là người rất cởi mở, không
cổ hủ, cực đoan như nhiều điền chủ khác. Ông từng ủng hộ Việt Minh một
lúc 13.000 giạ lúa. Công tử Bạc Liêu còn tỏ ra là một con người tự
trọng, đã hứa với Chính phủ những gì thì ông sẽ làm thế ấy. Ông đã hứa
với người lãnh đạo cao nhất của Tỉnh ủy Bạc Liêu là giảm tô, không hợp
tác với Pháp, gửi vải vóc thuốc men cho kháng chiến và thực hiện đúng
như vậy. Thích hội hè, Ba Huy có lẽ là người tổ chức hội chợ và hội thi
“Hoa hậu miệt đồng” đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long.


Ba Huy có
bốn người vợ và rất nhiều nhân tình. Người vợ đầu là người Pháp, trong
thời gian Ba Huy đi học ở Paris. Về nước ông cưới một người vợ ở Bạc
Liêu là Ngô Thị Đen. Bà này ở với Ba Huy sinh được người con gái là cô
Hai Lưỡng. Sau cô Hai Lưỡng qua Pháp sống. Từ năm 1945, Ba Huy lên Sài
Gòn ở hẳn. Ông lấy thêm một bà nữa và sinh được ba người con: Nghĩa,
Nhơn, và Đức.


Bà cuối cùng, khoảng năm 1968, Ba Huy dọn về căn nhà
phố đường Nguyễn Du, Sài Gòn. Mỗi sáng đứng trên lầu nhìn xuống, ông
thấy một cô gái gánh nước đi qua đẹp quá. Hỏi thăm thì đựơc biết cô gái
đó là con ông già làm nghề sửa xe đạp. Ba Huy đến nhà ông già xin “đổi”
căn nhà đó lấy cô gái. Ông già và cô gái sau khi bàn bạc đồng ý. Và đó
là người vợ cuối cùng của Ba Huy, kém ông đến 50 tuổi. Bà sống chung
thủy với ông đến ngày ông qua đời. Họ có ba con trai và một con gái tên
Hoàn, Toàn, Trinh và Nữ.


Ba Huy còn rất nhiều con với các nhân tình.
Tuy những người đó không phải vợ chính thức nhưng con cái của họ đều
được Trần gia thừa nhận. Ông mất năm 1973 ở Sài Gòn và được đưa về an
táng trong phần mộ gia đình tại ấp Cái Dầy, xã Châu Hưng, huyện Vĩnh
Lợi, Bạc Liêu.


[You must be registered and logged in to see this link.]
Khách sạn công tử bạc liêu


Những giai thoại

Ông Trạch giao cho Ba Huy việc trông coi điền sản. Huy đi vào các sở điền bằng xe hơi hoặc ca
nô. Việc này là một sự kiện đặc biệt, Ba Huy đi đến đâu tá điền ùn ùn
kéo đến xem, vì cả đời họ chưa được nhìn thấy xe hơi, ca nô bao giờ. Đi
đòi nợ các tỉnh, Ba Huy dùng chiếc Ford Vedette, còn đi chơi ông có
chiếc Peugeot thể thao, sản xuất năm 1922. Loại xe đó cả miền Nam khi
ấy chỉ có hai chiếc, chiếc kia là của vua Bảo Đại.


Ba Huy còn thuê
một người Pháp làm công cho mình. Đó là ông Henri, chồng bà Tư Nhớt,
một người trong gia tộc Trần Trinh. Ông này làm quản lý, điều hành gia
sản cho ông Hội Đồng Trạch, dưới quyền ba Huy. Theo hợp đồng, quản lý
được hưỏng 10% trên tổng số lợi tức thu được hàng năm. Chính vì vậy ông
Henri mới bỏ “mẫu quốc” qua làm mướn cho bên vợ, mãi đến tháng 4 năm
1975 mới về nước.


Công tử Bạc Liêu rất mê nghề võ. Vào nữa đầu thế
kỷ 20, học võ là một cái mốt với nhận thức: Học võ để nâng cao cái khí
phách thượng võ của kẻ anh hào. Ba Huy không học võ Tây hay võ Ta mà
học võ Xiêm. Ông ta đã cất công qua Xiêm mướn một ông thầy thượng hạng
về dạy cho mình và Tám Bò, là em út của ông ta.


Một sự kiện chấn
động cả nước khi đó là Ba Huy đi thăm ruộng bằng máy bay. Và lúc ấy cả
Việt Nam cũng chỉ có 2 chiếc là của Công tử Bạc Liêu và của vua Bảo
Đại. Một lần bay qua thăm điền Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu hứng chí bay
ra biển Hà Tiên chơi, cứ bay mải miết cho đến khi kim báo xăng không
còn nhiên liệu, buộc lòng Ba Huy phải đáp khẩn cấp. Xuống đất, Ba Huy
hoảng hốt biết mình đã bay lọt sang tận nước Xiêm. Trần Trinh Huy bị
Nhà nước Xiêm bắt giữ và phạt 200 ngàn giạ lúa. Ông Hội đồng Trạch phải
chở một đoàn ghe chở lúa thật dài qua tận Xiêm để chuộc quí tử về. Ông
là người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân và sân bay tư nhân.


Ba
Huy sinh hoạt cực kì sang trọng và xa hoa. Ra đường là đóng bộ veston,
thứ hàng đắt tiền nhất thời đó. Thói quen của Ba Huy là ăn sáng kiểu
Tây, trưa ăn cơm Tàu, chiều ăn cơm Tây. Mỗi lần từ Bạc Liêu đi Sài Gòn
là ông ta ngồi trên chiếc xe cáu cạnh, có tài xế lái. Khi lên Sài Gòn
ít khi Công tử Bạc Liêu ở ngôi biệt thự của Trần gia mà vào một trong
những khách sạn nổi tiếng sang trọng ở Sài Gòn. Có khi hứng chí đi dạo
mát Ba Huy thuê cả chục chiếc xe kéo, ông ta ngồi một chiếc, những
chiếc còn lại chở những món đồ như mũ, cây “can”…


Công tử Bạc Liêu
là một người luôn xê dịch và rất ham vui, những cuộc ăn chơi nổ trời
diễn ra, Trần Trinh Huy lặn ngụp trong những bàn tiệc với rượu sâm
banh. Mỗi chủ nhật ông đều đi nghỉ cuối tuần ở Vũng Tàu, Đà Lạt hoặc về
Cần Thơ. Ba Huy cũng là một kẻ mê cờ bạc, có những khi ông đánh một cây
bài 30.000 đồng, trong khi lúa chỉ 1,7 đồng một giạ, lương của Thống
đốc * chưa tới 3.000 đồng một tháng.
Hắc công tử và Bạch công tử


Bạch công tử

Bạch
công tử là Lê Công Phước hay còn gọi là George Phước, con trai của Đốc
phủ Lê Công Sủng, người ở làng Điều Hòa, tỉnh Mỹ Tho. Phước cũng là một
tay chơi nổi tiếng khi đó, da trắng nên được gọi Bạch công tử để phân
biệt với Ba Huy. George Phước say mê cải lương, từng qua Pháp học về
sân khấu. Về nước Phước cùng một người khác bỏ tiền lập hai gánh hát
Phước Chương và Huỳnh Kỳ nổi tiếng với cô đào chánh đệ nhất tài sắc
đương thời là cô Bảy Phùng Há và một cô đào tài sắc khác là Năm Phỉ.
Cùng nổi tiếng ăn chơi, Bạch công tử và Hắc công tử trở thành kỳ phùng
địch thủ.


Hắc công tử và Bạch công tử

Tác giả Nguyễn Thiện viết:
“Đang
lúc cô Ba Trà, một người con gái có sắc đẹp làm xao xuyến tâm hồn Bạch
công tử, thua bài sạch túi, ông trưởng giả lớn tuổi chưa kịp cung phụng
tiền bạc tiếp để vừa lòng mỹ nhân, Bạch Công tử lù lù lái xe lại nhà cô
Ba Trà, rủ xuống Cần Thơ ăn cá cháy và đánh bài gỡ bạc.
Hai người
xừa xuống đến quán Bungalows ở Cần Thơ, máy xe chưa nguội thì chiếc
Sport tám máy của Hắc Công Tử cũng vừa tới, thắng cái két. Cả hai lâm
vào cảnh khó xử, việc chiếm được mỹ nhân chỉ còn cậy vào tài chinh phục
của bản thân mình. Cả ba cùng đưa nhau vào khách sạn. Bạch Công tử lột
chiếc cà rá hột xoàn trị giá 3.000 đồng vào thời đó để trên bàn trước
khi vào phòng tắm. Lúc trở ra, thấy cô Ba Trà đeo thử nó trên tay, Bạch
Công tử liền lên tiếng tặng luôn. Sau đó Hắc Công tử đã mua tặng cô Ba
Trà một chiếc nhẫn trị giá gấp đôi…”


Một lần, đoàn Huỳnh Kỳ cùng cô
Bảy Phùng Há về Bạc Liêu biểu diễn, Bạch công tử mời Hắc công tử đến
xem. Đang xem, Bạch công tử móc thuốc hút, vô ý làm rớt tờ giấy con
công [7], Bạch công tử cuối xuống tìm kiếm. Hắc công tử thấy vậy hỏi:

- Chú kiếm gì vậy?
- Tôi kiếm tờ con công.
Hắc công tử mỉm cười nói:
- Để tôi đốt đuốc cho chú kiếm.

Nói
rồi Hắc công tử móc tờ giấy bạc bộ lư châm lửa soi cho Bạch công tử
kiếm. Bị một vố quá nặng, vãn tuồng, Bạch công tử mới nói:
- Toa
chơi moa một cú đau quá. Bây giờ nếu toa ngon, toa với moa cân mỗi
người ký đậu xanh, rồi lấy tiền nấu, ai sôi trước người ấy thắng? - Hắc
Công Tử đáp “Chú cũng vậy nữa kìa! Ấy dà, Chú muốn chơi hả? Được,vậy để
tôi chơi cho chú chết luôn!”

Tối hôm sau, Hắc công tử cho trải thảm
đỏ từ ngoài cổng vào tận thềm nhà cứ mỗi thước cho một gia nhân cầm
đuốc soi đường, nghinh đón phái đoàn của Bạch công tử. Cuộc thi được tổ
chức ở đại sảnh nhà lớn của Trần gia. Lửa của tiền giấy thì rất kém
nhiệt, chỉ cháy nhỏ, vì thế họ nấu chè rất lâu trong sự căng thẳng của
rất nhiều người chứng kiến.

Trán ai cũng rịn mồ hôi hột, nhất là những
người trong gia đình họ Trần. Cuối cùng, nồi chè Bạch công tử sôi
trước, Hắc công tử đành thua cuộc. Nhưng Ba Huy tuyên bố rằng ông ta
thua trong danh dự.
Ngày nay, Công tử Bạc Liêu trở thành một thương hiệu du lịch hấp dẫn của tỉnh Bạc Liêu. Tòa biệt thự của Ba Huy khi xưa nay trở thành Khánh sạn Công tử Bạc Liêu.


Ngôi
biệt thự của công tử Bạc Liêu được xây dựng từ năm 1919, do kỹ sư người
Pháp thiết kế. Để đảm bảo độ bền và diện mạo kiến trúc, chủ nhân đã đặt
hàng và cho chuyên chở toàn bộ vật liệu xây dựng như thép đúc, cửa, cẩm
thạch lát nền, gạch, khung sắt trang trí từ Pháp qua. Các bù loong, ốc
vít cho các chi tiết xây dựng đều được đóng dấu chìm mẫu tự P rất hoa
mỹ, chứng thực sản xuất tại thủ đô Paris.


Người dân Bạc Liêu gọi đây là
“Nhà Lớn”. Không chỉ đẹp về kiến trúc, nội thất mà nhà Hội đồng Trạch
cũng qui tụ vô số đồ gỗ, sứ, đồng… quý giá. Những bảo vật đó đến nay
không còn do con cháu không giữ được, do mất mát vì chiến tranh hoặc
những nguyên nhân khác. Có hai món đồ quí hiện được giữ nguyên vẹn ở
chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng là chiếc giường ngủ chạm khắc tuyệt mỹ và bộ
bàn ghế cũng chạm trổ công phu.

Đây là hai món quà do Ba Huy hào phóng
tặng nhà chùa.
Hiện nay, ngôi biệt thự đó trở thành khách sạn Công
Tử Bạc Liêu với 6 phòng ngủ. Trong đó 5 phòng bình thường và căn phòng
Ba Huy từng ở trước đây có giá gấp đôi.


“Phòng công tử” có một giường
đôi, ti vi, máy lạnh, một bàn viết, một tủ áo và toilet khá rộng kế
bên. Điểm độc đáo nhất của căn phòng này là chiếc máy điện thoại có từ
đời Pháp thuộc đến giờ vẫn sử dụng tốt. Căn “phòng công tử” luôn đắt
khách, nhất là người nước ngoài. Du khách muốn qua đêm tại đây buộc
phải đặt phòng trước cả tháng. Cách khách sạn Công Tử Bạc Liêu không
xa, còn có một cụm khách sạn, nhà hàng khác cũng mang tên Công Tử.


Cuối
năm 2004, nhà văn Phan Trung Nghĩa của báo Bạc Liêu đã cho xuất bản
quyển Công tử Bạc Liêu - Sự thật và giai thoại gồm nhiều câu truyện và
tư liệu sưu tầm về Trần Trinh Huy.


Nguồn: [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
http://sweet_love_for_you.cyworld.vn   , http://yyenonline.net/
 
Truyền kì: Công Tử Bạc Liêu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Quản Trị 3D :: Tin tức & kinh doanh :: Tin tức & Kinh doanh-
Chuyển đến